Tường bê tông cốt thép là là những tấm bê tông cỡ lớn, có bề dày mỏng. Dao động từ 10-20cm tùy theo yêu cầu từng công trình. Bên trong những tấm bê tông này, các nhà thầu thi công sẽ tiến hành gia cố bằng cốt thép để gia tăng độ vững chắc của công trình.
Khác với tường gạch được thực hiện trực tiếp tại công trường. Tường bê tông cốt thép được tiến hành đúc tại các nhà máy. Điều này sẽ đảm bảo rằng các bức tường sẽ đạt tiêu chuẩn y hệt nhau. Cũng như giảm thiểu lượng bụi thải ra môi trường so với tường gạch truyền thống.
Đặc biệt, tường này đáp ứng được tiêu chuẩn theo thông tư 13/2017/TT – BXD của bộ xây dựng. Nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về “Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.”
Trong quá trình thiết kế tường bê tông cốt thép. Các tiêu chuẩn về thiết kế cần phải tuân thủ theo TCVN 5574:2018, TCVN 5574:2012, TCVN 9379:2012…. Các tiêu chuẩn này đảm bảo thiết kế tường bê tông chịu được những tác động có hệ thống nhiệt độ không lớn hơn 50oC và không thấp hơn âm 70oC.
Tường bê tông cốt thép cần phải đạt được những tiêu chuẩn trong thiết kế như:
Kết cấu tường bê tông cốt thép cần phải TCVN 5574:2018, TCVN 5574: 2012, TCVN 5575:2012,TCVN 1651:2008…. Và còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa.
Các loại tường bê tông cốt thép cần phải đạt được đầy các yếu tố về:
Kết cấu tường phải có đặc trưng ban đầu. Để khi dưới tác động tính toán khác nhau trong xây dựng và sử dụng. Tường phải có khả năng loại trừ được sự phá hoại. Hoặc có những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe của người, động- thực vật.
Tường cần phải những đặc trưng đảm bảo về tính cách nhiệt, cách âm, bảo vệ sinh học. Bên cạnh đó, dưới tác động khác nhau, kết cấu tường không được xảy ra hoặc hình thành vệt nứt quá mức cho phép. Gây ảnh hưởng tới kết cấu bên trong và bên ngoài của công trình.
Tường cốt thép phải đảm bảo vệ độ bền lâu trong suốt thời gian dài sử dụng. Kết cấu của lớp thép phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn và điều kiện sử dụng được nêu trong luật xây dựng và các tiêu chuẩn việt nam đã được bộ xây dựng cung cấp.
Bên cạnh đó, tường cốt thép cũng cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu bổ sung mà bên chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã ký hợp đồng lúc trước.
Khi tính toán độ bền của tường bê tông cốt thép. Phải chắc chắn rằng khi ứng suất, nội lực, biến dạng của kết cấu do các tác động khác nhau đến trạng thái ứng suất ban đầu không được cao hơn các giá trị tương ứng mà kết cấu chịu được. Trong đó độ bền của kết cấu cần phải dựa vào tính toán theo tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.
Độ bền của tường theo tiết diện thẳng góc được tính dựa trên những tiêu chí như: cường độ chịu nén, chịu kéo của bê tông.
Khi tiến hành tính toán theo tiết diện nghiêng: Cần phải tính theo tiết diện nghiêng chịu tác dụng lực cắt. Momen uốn cong theo dải bê tông. Để từ đó được tính toán chuẩn xác nhất.
Nguồn: quatest2.com.vn
Với những giá trị vượt trội về tính bền vững của công trình cũng như lợi ích mang lại trong quá trình thi công, giải pháp tường bê tông liền khối hệ kết cấu Shear Wall đang ngày càng được các chủ đầu tư áp dụng và trở thành xu hướng phổ biến trong ngành xây dựng Việt Nam.
Xem ThêmSáng 30/5 tại Hà Nội, Hội Bê tông Việt Nam và Công ty Cổ phần FECON phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên năm 2020 với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các chuyên gia, giáo sư, tiến sỹ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Xem Thêm
Các kỹ sư của công ty CEMEX và COBOD phát triển hỗn hợp vật liệu mới để xây toà nhà in 3D rộng 190 m2 bằng bê tông thật.
Xem Thêm